Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2019

Rượu Nếp Gò Đen - Rượu Đế Truyền Thống Long An

I- LỊCH SỬ NGHỀ NẤU RƯỢU TẠI VIỆT NAM
Lịch sử nghề nấu rượu gò đen của Việt Nam có từ bao giờ chưa ai rõ chỉ biết rằng những sử sách còn ghi lại được thì thấy xuất hiện vào khoảng năm thứ 100 trước công nguyên. Vào thời kỳ đó rượu nếp của người Dao chỉ được coi là đặc sản độc đáo mà người Hán ưa thích. Các rượu do dân tự nấu theo tập quán cổ truyền, mang tính chất tự cung tự cấp. Ở đồng bằng, miền núi nhân dân thường sử dụng men giống là các loại bánh men được sản xuất theo phương pháp cổ truyền để lên men rượu từ các nguyên liệu khác nhau có chứa tinh bột như gạo nếp, gạo tẻ, ngô, sắn….Một số loại rượu dùng để uống không qua chưng cất như rượu cần của đồng bào dân tộc thiểu số; một số được chưng cất và thu được rượu trắng với chất lượng khác nhau, trong đó có loại rượu rất ngon và nổi tiếng.
Rượu trắng, rượu đế, rượu ngang, rượu gạo, rượu chưng, hay rượu quốc lủi đều là cách gọi của loại rượu chưng cất từ ngũ cốc lên men được làm một cách thủ công trong dân gian, rất thịnh hành trong ẩm thực Việt Nam.
Trước khi người Pháp đến Việt Nam trong cuộc xâm lăng và đô hộ các thuộc địa, ngành sản xuất rượu thủ công Việt Nam đã có lịch sử rất lâu đời vì người Việt nói chung rất phổ biến tập quán uống rượu, đặc biệt trong các ngày lễ, tết vốn vô tửu bất thành lễ. Năm 1858, khi những người Pháp đầu tiên đặt chân đến Việt Nam vẫn chưa có sản xuất rượu ở quy mô công nghiệp. Chính phủ bảo hộ khuyến khích người Việt nấu rượu, uống rượu để thu thuế, cấp đăng ký sản xuất rượu, nhưng vẫn không có các biện pháp thu thuế triệt để. Hiện tượng trốn thuế, khai man thuế tràn lan không kiểm soát được. Kể từ khi sản xuất rượu công nghiệp ra đời, chính quyền bảo hộ ra sắc lệnh cấm dân tự nấu rượu, ngừng cấp giấy phép đăng ký kinh doanh nấu rượu cho các hộ gia đình đã từng sản xuất kinh doanh bằng nghề nấu rượu, chỉ duy trì một số làng nghề tập trung để dễ thu thuế. Việc cấm dân nấu rượu ngày càng được kiểm soát chặt chẽ đi đôi với đẩy mạnh sản xuất rượu công nghiệp, một số tổ chức thanh tra riêng do người pháp trực tiếp chỉ huy đã được thành lập chuyên đi bắc phạt những hộ gia đình nấu rượu không phép,những đối tượng mà dân Việt thường gọi là”Tây đoan”,hay”Tàu cáo”(một dạng thanh tra thế).
Một mặt chính phủ bảo hộ đưa ra chính sách ngăn cấm các làng nghề,ngăn cản người dân tự nấu rượu,mặt khác lại bắt người dân phải tiêu thụ theo định mức các loại rượu do nhà máy rượu của Chính phủ bảo hộ sản xuất (rượu công ty,còn gọi là rượu Ty).Nha nào đóng môn bài đặc biệt mới được cấp tấm bảng to bằng cỡ miếng gạch tàu vẽ chữ”RA”(viết tắt của Régie d’Acool-Sở rượu)về treo trước cửa để bán sản phẩm của Công ty rượu Đông Dương (Société francaises des Distilleries de l’Indochine,thường được dân gian gọi là Công ty Fontaine vì công ty này do A.Fontaine thành lập năm 1901),hàng độc quyền sản xuất kinh doanh trên toàn cõi Đông Dương loai rượu tương đối nhạt được nấu bằng gạo và ngô.Chính phủ bảo hộ tính số người cho mỗi tỉnh, mỗi làng mà chia rượu giao cho quan lại đưa dân nhận lãnh rượu. Đồng thời giao kế hoạch tiêu thụ rượu đến các cấp chính quyền huyện, tổng, xã, đề ra các biện pháp cụ thể như ma chay, cưới xin, lễ hội đình đám bắt buộc phải mua rượu đủ theo quy định.
Năm 1903 do tình trạng buôn và nấu rượu lậu khó kiểm soát, do nguồn thu từ sản xuất và tiêu thụ rượu góp phần không nhỏ vào ngân sách, đồng thời công nghiệp phát triển dẫn đến yêu cầu cồn ngày càng nhiều, rượu sản xuất công nghiệp không đủ đáp ứng yêu cầu của người dân.Vì thế chính quyền bảo hộ đã để cho một số làng nghề thủ công có truyền thống lâu đời nấu rượu thủ công ở Việt Nam, như làng Vân ( Bắc Ninh ), Xuân Lai ( Sóc Sơn ), Quan Đình ( Từ Sơn ), Đỗ Xá ( Hải Dương ), v..v.. tiếp tục sản xuất rượu để bán. Tuy nhiên, việc sản xuất vẫn phải chịu sự giám sát chặt chẽ của Chính phủ bảo hộ để thu thuế.
Cũng vì rượu ta nấu nó cho rượu lậu, muối ta làm nó bảo muối gian ( Phan Bội Châu, trong bài thơ Á tế Á ca ), nên tại miền Bắc Việt Nam người dân đã tự đặt tên cho loại rượu mình nấu là rượu ngang vì rượu nấu và tiêu thụ theo kiểu đi ngang về tắt; rượu cuốc lủi vì vừa bán vừa lủi như con chim cuốc; hoặc để so sánh với rượu “ quốc gia” khi các cụ nhà Nho xưa nhại tiếng ngoại bang nationale spirit gọi rượu quê của người Việt là rượu quốc hồn quốc túy. Tiếng là quốc hồn quốc túy mà phải nấu chui nấu lủi, uống chui uống lủi thì gọi là rượu quốc lủi.
Tuy có các tên gọi rất đa dạng nói trên để chỉ bản chất của loại rượu chưng thủ công này, phần lớn các vùng miền cả nước hiện nay vẫn thường gọi tên rượu đơn thuần gắn với tên của địa phương sản xuất rượu ( như rượu làng Vân, rượu Bàu Đá, rượu Mẫu Sơn, rượu Xuân Thạch, rượu Phú Lộc, đế Gò Đen v.v.), đã tạo nên những thương hiệu rượu địa phương nức danh không chỉ với người trong nước mà còn cả người nước ngoài. Ngoài ra, cũng thường thấy rượu được gọi theo tên của nguyên liệu chính được sử dụng nấu rượu ( như rượu nếp cái hoa vàng, rượu ngô Bắc Hà, rượu nếp cẩm, rượu nếp hương, rượu mầm thóc v.v.)
Một số loại rượu nổi tiếng Việt Nam
  • Rượu làng Vân : còn gọi là Vân hương mĩ tửu, trước kia thường dùng sắn tươi, sắn khô, nay chủ yếu dùng gạo, là loại rượu nổi danh miền Bắc
  • Rượu Bầu Đá : nổi tiếng đất Bình Định với nguồn nước Bầu Đá, đại diện mỹ tửu của miền Trung Việt Nam.
  • Rượu Gò Đen : thuộc Long An, nổi tiếng Nam Bộ.
  • Rượu San Lùng : ở một số vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, thường dùng gạo nương và một số loại lá thuốc. Có hai loại màu trắng trong hoặc màu nâu đen nhạt.
  • Rượu ngô Bắc Hà : nấu bằng ngô, màu trắng hơi ngả vàng.
  • Rượu Thanh Kim : thuộc xã Thanh Kim, sapa, dùng mầm thóc nếp
  • Rượu Xuân Thạch : nổi tiếng Trà Vinh
  • Rượu Mẫu Sơn : rượu nấu bằng nguồn nước suối của vùng núi Mẫu Sơn, Lạng Sơn v.v
  • Rượu Đá Bạc : Thừa Thiên Huế
  • Rượu Hồng Đào : Quảng Nam
  • Rượu Kim Long : Quảng Trị
II- LỊCH SỬ HÌNH THÀNH THƯƠNG HIỀU RƯỢU ĐẾ GÒ ĐEN
Địa danh Gò Đen có từ sau khi chúa Nguyễn khai phá đất phương Nam, vùng này gò cao, đất đen nên gọi là Gò Đen.
Gò Đen có rạch Bà Láng và Bà Cua chảy qua nên thuận lợi giao thông đường thủy cũng như phát triển nông nghiệp. Về đường bộ, Gò Đen cũng nằm ở vị trí trọng yếu, là cửa ngõ giao thông từ Sài Gòn đi các tỉnh Nam Bộ.
Nơi đây phát triển nhanh chóng từ thưa thớt đến đông đúc, rồi từ từ là nơi hội tụ, giao lưu trao đổi mua bán sầm uất, dần dần biến thành chợ tự phát từ bao giờ không rõ.
Thời Minh Mạng một phần đất của huyện Bến Lức thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình và một phần đất thuộc huyện Cửu An, phủ Tân An, tỉnh Gia Định.
Đến năm 1918 đất này chính thức trở thành một quận của tỉnh Chợ Lớn. Tỉnh Chợ Lớn có 4 quận : Gò đen, Cần Giuộc, Cần Đước và Đức Hòa. Quận Gò Đen có 12 xã, trung tâm quận giáp ranh xã Long Hiệp, Phước Lợi và Mỹ Yên ngày nay. Ngoài các công trình người Pháp xây dựng như chợ, dinh thự, bệnh xá, trường học, v..v còn có các công trình kiến trúc văn hóa như ao làng, đình thờ thần và các bậc tiền nhân có công khai phá.
Quận Gò Đen thay đổi nhiều tên qua các thời kỳ khác nhau: Gò Đen, Trung Quận, Bến Lức, Trung Huyện.
“ Ăn nem Thủ Đức, uống rượu Bến Lức Gò Đen”
Đó là câu nói cửa miệng của người miền Nam. Rượu đế Gò Đen có từ thời Pháp thuộc. Ngày ấy thực dân không cho dân ta nấu rượu hòng độc quyền sản xuất thứ rượu công xi (régie). Rượu công xi nhạt không hợp với khẩu vị nên người dân vẫn lén nấu rượu lậu. Mỗi vùng người dân nghĩ ra một cách đối phó. Người dân Gò Đen lén lút nấu rượu bằng gạo nếp rồi đem giấu trong những lùm tranh, lùm đế ở xa nhà hoặc khi nghe tin Tây đoan đến bắt thì bê nồi rượu, bình rượu giấu nơi đồng cỏ hoang dại mọc toàn cây đế, một loài cây giống cỏ năn, cỏ lác, cỏ tranh hay lau sậy mọc cao vút đầu. Tên gọi rượu đế Gò Đen ra đời từ đó và tồn tại cho đến bây giờ.
Trong tâm trí của người dân Nam Bộ, rượu đế Gò Đen xếp hàng “đệ nhất tửu”. Vì sao Gò Đen lại được coi là “đệ nhất tửu”? Truyền rằng, trước đây người Gò Đen nấu rượu bằng tất cả cái tâm. Họ chăm chút từng hạt nếp, cục men, từng động tác chưng cất, pha chế để được loại rượu ngon nhất. Chọn nếp là bước quan trọng đầu tiên. Muốn được rượu thì trong nếp phải “rặt”, tuyệt đối không được lộn hạt gạo nào. Dân nấu rượu đế Gò Đen xưa thường chọn những loại nếp hạt tròn, mẩy, có mùi thơm, trắng đục đều. Thường là nếp hương và nếp ngỗng và nếp men. Người Gò Đen không có thói quen tự làm ra men, họ lấy men từ Mỹ Tho, từ Cần Giuộc. Chỉ có những người Hoa ( hay ít ra là gốc Hoa ) bằng công thức bí truyền gia tộc mới chế ra được loại men tốt như vậy.
Người Gò Đen cẩn thận trong các bước nấu rượu, nếp được ngâm đến ngày thứ bảy thì mới bắt đầu cất rượu. Người Gò Đen xưa nấu rượu trọng chất lượng, nếu rượu để thưởng thức sẽ cho vào hũ sành, bịt kín lại rồi ngâm xuống ao khoảng 100 ngày mới mang lên uống. Rượu đế Gò Đen dễ nhận biết, dân sành rượu thường dùng cách lắc chai để nhận biết rượu ngon hay dở. Rượu ngon khi lắc chai sẽ nổi bọt và phân thành 3 tầng rõ rệt, chậm tan.
Rượu đế Gò Đen gắn liền với lịch sử hình thành địa danh Gò Đen, nổi tiếng với truyền thống sản xuất lâu đời, đặc biệt có hương vị rất riêng. “ Đế Gò Đen” còn là phương tiện thể hiện sự hiếu khách của người Long An, là lời chào hỏi thân mật đầu tiên khi những người con Long An gặp gỡ, giao lưu với bạn bè ngoài tỉnh. “Rượu đế Gò Đen” đã gắn với tên người, tên đất của quê hương Long An từ bao đời nay, một loại đặc sản mà không ở đâu có được.
Quý khách nào muốn mua rượu Gò Đen, nếp than vui lòng liên hệ Số 0904754949 (gặp ông Phước)


Chúng tôi xin cam đoan là rượu không hề pha và 100% nguyên chất.Đặt uy tín lên hàng đầu
Rất mong được sự ủng hộ của mọi người

Địa chỉ nhà : 93/39 đ lũy bán bích q tân phú phường tân thới hòa ( số mới : 39 trần văn cẩn , P. Tân Thới Hòa, Q Tân Phú )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét